Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản gồm có 2 loại: Visa kỹ năng đặc định loại 1 và Visa kỹ năng đặc định loại 2. Vậy 2 loại Visa này giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng Du học SOFL tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.
1. Về thời gian cư trú, bảo lãnh người thân
a. Kỹ năng đặc định loại 1
- Thời hạn lưu trú: 5 Năm
- Bảo lãnh vợ con: Không bảo lãnh được
b. Kỹ năng đặc định loại 2
- Là tư cách gần giống với visa lao động (visa kỹ sư, kỹ thuật viên)
- Gia hạn được visa và hết 10 năm có thể lấy visa VĨNH TRÚ
- Bảo lãnh được vợ con sang sống lâu dài tạị Nhật, không được phép đón bố mẹ hoặc anh chị em sang cùng.
2. Về các ngành nghề được tiếp nhận visa
a. Visa kỹ năng đặc định loại 1:
Gồm có 14 ngành nghề được tiếp nhận, đó là:
- Xây dựng
- Công nghiệp chế tạo tàu biển
- Sửa chữa ô tô
- Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay
- Nghiệp vụ khách sạn
- Chăm sóc người già
- Vệ sinh tòa nhà
- Nông nghiệp
- Ngư Nghiệp
- Chế biến thực phẩm
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Gia công nguyên liệu
- Gia công cơ khí
- Cơ điện, điện tử
b. Visa kỹ năng đặc định loại 2
Những ngành nghề được xem xét tư cách xin visa kỹ năng đặc định loại 2:
- Xây dựng
- Công nghiệp chế tạo tàu biển
3. Bảng so sánh tóm tắt về sự khác nhau giữa visa đặc định loại 1 và loại 2
Để các bạn có hình dung rõ nét hơn, Du học SOFL đã lập bảng so sánh dưới đây.
|
Visa kỹ năng đặc định loại 1 |
Visa kỹ năng đặc định loại 2 |
|
Thời hạn visa |
Có thời hạn (5 năm) |
Không có thời hạn |
|
Đưa người thân sang ở cùng |
Không thể |
Có thể |
|
Ngành nghề |
Xây dựng |
Chuyển đổi |
Xây dựng |
Chế tạo, đóng tàu |
Chuyển đổi |
Chế tạo, đóng tàu |
|
Bảo dưỡng ô tô |
x |
|
|
Hàng không |
x |
|
|
Dịch vụ lưu trú |
x |
|
|
Hộ lý |
x |
|
|
Vệ sinh tòa nhà |
x |
|
|
Nông nghiệp |
x |
|
|
Ngư nghiệp |
x |
|
|
Chế tạo thực phẩm, đồ uống |
x |
|
|
Dịch vụ ăn uống |
x |
|
|
Chế tạo vật liệu |
x |
|
|
Chế tạo máy móc sản xuất |
x |
|
|
Điện – điện tử – thông tin |
x |
|
|
Quy trình |
Bước 1: Thi lấy bằng nghề, bằng tiếng Nhật N4
Bước 2: Phỏng vấn ở công ty muốn làm việc
Bước 3: Xin visa và đi làm |
Bước 1: Vượt qua kì thi đánh giá kỹ năng đặc biệt
Bước 2: Phỏng vấn ở công ty muốn làm việc
Bước 3: Xin visa và đi làm |
Trên đây là bài viết phân biệt giữa 2 loại Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn ngành du học Nhật Bản phù hợp cho mình nhé. Chúc các bạn thành công.