Theo thông tin từ cục quản lý Lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH, ngày 01/07/2019, Bộ trưởng Bộ tư pháp Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam đã cùng trao bản ghi nhớ hợp tác (MOC) để triển khai chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”. Đây cũng là bản thỏa thuận đầu tiên giữa 2 nước về việc đưa người lao động Việt Nam sang Nhật theo loại hình Visa mới – Visa kỹ năng đặc định
Mục đích của loại visa mới này là người lao động có thể lưu trú tối đa 5 năm tại Nhật Bản nhằm tạo ra công ăn việc làm cho những người có trình độ tiếng Nhật tốt. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung bảo hộ cho người lao động và ngăn chặn những trường hợp lưu trú bất hợp pháp nhằm tạo ra một xã hội công bằng, bình đẳng cho người lao động.
Có thể hiểu visa kỹ năng đặc định là:
“Visa kỹ năng đặc định là một dạng visa biến thể của visa “kỹ năng TTS”, cho phép người lao động có thể ở lại Nhật trong thời gian dài hơn (thay vì chỉ có 3 năm đối với visa “kỹ năng TTS”) và có thể bảo lãnh gia đình sang sống cùng trong suốt thời hạn lao động. Ngoài ra, người lao động cũng được phép chuyển việc làm, chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề mà visa quy định.”
Visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại, đó là: Visa kỹ năng đặc định loại 1 và loại 2.
- Visa kỹ năng đặc định loại 1 (特定技能1号): Người lao động sau khi đã hoàn thành hợp đồng lao động với dạng visa TTS có thể thi tuyển tay nghề và chuyển đổi được sang visa đặc định loại 1. Thời gian làm việc là 5 năm (không được bảo lãnh người thân sang Nhật).
- Visa kỹ năng đặc định loại 2 (特定技能2号): Người lao động sẽ được nhận visa loại này nếu như visa kỹ năng đặc định loại 1 đã hết hạn. Với loại 2, các bạn có thể xin được visa vĩnh trú ở Nhật và bảo lãnh được người thân sang Nhật (Vợ – chồng, con cái).
Xem thêm >>> Chương trình du học kỹ năng đặc định tại trường Nhật ngữ New Japan Academy
Những ngành nghề được phép tiếp nhận lao động dưới hình thức visa đặc định
- Kỹ năng đặc định loại 1: Hiện tại có 14 ngành nghề được tiếp nhận, cụ thể:
- Xây dựng (建設業)
- Ngành đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業)
- Ngành bảo dưỡng, sửa chữa oto (自動車整備業 )
- Ngành hàng không (航空業)
- Ngành khách sạn (宿泊業)
- Ngành hộ lý (介護)
- Vệ sinh các toà nhà (ビルクリーニング)
- Nông nghiệp (農業)
- Ngư nghiệp (漁業)
- Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (飲食料品製造業)
- Ngành dịch vụ ăn uống (外食業)
- Ngành công nghiệp vật liệu (素形材産業)
- Ngành chế tạo máy (産業機械製造業)
- Ngành điện – điện tử (電気電子情報関連産業)
- Kỹ năng đặc định loại 2: Hiện chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận:
- Xây dựng ( 建設業)
- Ngành đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業)
Trên đây là thông tin về những ngành nghề được tiếp nhận lao động với visa kỹ năng đặc định, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại visa mới này, cũng như đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Chúc các bạn thành công.